Điều trị sẹo do thủy đậu ở trẻ nhỏ

Đăng vào 05/05/2024 lúc 21:28

Thủy đậu là bệnh lành tính, đa số trẻ đến khám được cho về điều trị tại nhà. Bệnh hay gặp ở trẻ 1-9 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi khả năng bị ít hơn nhưng không phải là không có. Có một tỷ lệ nhỏ phải nhập viện vì biến chứng hoặc ban mọc quá nhiều.

1. Biểu hiện của bệnh thủy đậu

 Bệnh thủy đậu trải qua 4 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 14 - 15 ngày. Nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thời kỳ này có thể ngắn hơn. Thời kỳ khởi phát (24-48h), người bệnh sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm nhiễm dịch kèm theo mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu và phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường. Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên nền da màu hồng, sau đó các nốt phỏng xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. Thời kỳ hồi phục: sau khoảng 1 tuần, hầu hết bóng nước đóng mày, đa số không để lại sẹo trừ các bóng nước bị bội nhiễm.

2.  Thủy đậu có các biến chứng gì?

 Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm khuẩn có thể gây sẹo xấu, đặc biệt, khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương, đây là biến chứng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.

seo do thuy dau o tre
 

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất phòng bệnh thủy đậu
 

 Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm: viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não, có khả năng gây tử vong), viêm phổi. Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, luput, bệnh bạch cầu, bệnh ung thư và bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thủy đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.

 Bệnh thủy đậu có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng nếu phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.

3. Thủy đậu điều trị như thế nào?

- Việc điều trị chủ yếu bao gồm tìm các biện pháp giảm bớt các triệu chứng.

- Hãy nhớ rằng trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi mụn nước mới đã ngừng xuất hiện và cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Do đó, những trẻ bị thủy đậu nên ở nhà để tránh truyền nhiễm cho người khác.

- Tránh để trẻ gãi các mụn nước vì tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Cắt ngắn móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ.

- Chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tìm cách giảm ngứa cho trẻ

- Nếu con bạn Bị đau hay bị sốt, bạn có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn.

- Giữ trẻ trong môi trường lạnh mát vì nhiệt và mồ hôi có thể làm cho tình trạng ngứa tồi tệ hơn.

- Nếu như giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn do ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc an thần.

4. Những biến chứng có thể phát sinh?

- Vi khuẩn có thể lây nhiễm ở các mụn nước.

- Thỉnh thoảng có thể để lại các vết sẹo trên da

- Viêm kết mạc.

- Viêm phổi.

- Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm tim hay hội chứng mắt đỏ...

5. Lưu ý:

Khi một đứa trẻ đã bị thủy đậu, trẻ sẽ có miễn dịch đối với bệnh này cho phần còn lại trong cuộc sống của trẻ sau này. Tuy nhiên, virus có thể trở lại giống như bệnh zona.